Thursday, August 23, 2012

In Vietnam, Growing Fears of an Economic Meltdown


Quinn Ryan Mattingly for the International Herald Tribune
A stalled construction site in Ho Chi Minh City, one of many.

Tuesday, August 21, 2012

Vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt : Đấu đá trong nội bộ Đảng ?

Ông Nguyễn Đức Kiên

Bài đăng : Thứ ba 21 Tháng Tám 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 21 Tháng Tám 2012 
 
Lãnh vực tài chính Việt Nam hôm nay 21/08/2012 đã rúng động sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những nhà tài phiệt mạnh mẽ nhất trong ngành ngân hàng, đã bị bắt vì kinh doanh trái phép. Ngân hàng Trung ương đã phải công khai can thiệp để tránh tình trạng hoảng loạn. Theo các chuyên gia, thì vụ này có thể liên quan đến đấu đá trong nội bộ Đảng.

Ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, « đã bị bắt vì kinh doanh trái phép ». Hãng tin AFP cho biết trang web chính phủ cho biết như trên, mà không có thêm chi tiết nào khác. Nhật báo Tuổi Trẻ online nói rằng ông Kiên đã bị câu lưu hôm thứ Hai 20/8, sau khi công an đã khám xét nhà ông ở gần Hồ Tây, một khu phố giàu có của thủ đô Hà Nội.

Là người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng cổ phần quan trọng nhất của Việt Nam, trong đó tập đoàn Anh Standard Chartered có nắm cổ phần, Nguyễn Đức Kiên được tờ Vietnamnet mô tả là một trong những người giàu nhất Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ cho rằng vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt đã tạo ra « một cơn sốc » tại Việt Nam. Cổ phiếu ACB trên thị trường chứng khoán Hà Nội đã sụt giá gần 7%, mức sụt giảm cao nhất cho phép trong ngày, trước khi bị ngưng giao dịch. Chỉ số HNX của thị trường chứng khoán Hà Nội cũng bị sụt 5,24% vào thời điểm đóng cửa.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nguyễn Văn Bình đã phát biểu trên truyền hình nhằm trấn an dư luận. Ông tuyên bố : « Nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống, Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã sử dụng các biện pháp có được để bảo đảm thanh khoản cho ACB và các ngân hàng khác trong trường hợp bị rút tiền hàng loạt ». 

Trước đó ngân hàng ACB đã ra thông báo khẳng định vụ này không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB nói rằng : « Đó là chuyện riêng của ông Kiên », và cho biết ông Kiên chỉ nắm dưới 5% cổ phần.

Theo báo chí trong nước hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Nhà nước, thì ông Nguyễn Hữu Kiên cũng nắm nhiều cổ phần trong các ngân hàng Sacombank, Eximbank, Vietbank và nhiều định chế tài chính khác nhau. Một số trong các ngân hàng này cũng nhấn mạnh việc ông Kiên chỉ nắm một phần nhỏ trong số vốn của họ.

Ông Nguyễn Đức Kiên là người từng cổ vũ cho việc cải cách hệ thống ngân hàng, được chính quyền khởi động từ năm 2011 nhằm làm lành mạnh hóa một lãnh vực đang gặp khó khăn, chủ yếu do nợ xấu và phương pháp quản lý không thích hợp theo kiểu thời bao cấp trước đây.

AFP cho biết, tuy vậy một số nhà phân tích cho rằng vụ này trước hết có liên quan tới các vụ đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Một quan sát viên ngoại quốc khẳng định : « Chỉ là vấn đề đó mà thôi !».

Từ vài tháng qua, chính quyền Việt Nam liên tục đưa ra những lời tuyên bố chống tham nhũng, mà AFP cho rằng mục đích cuối cùng là chính trị.

Ông Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của đại học New South Wales tại Úc nhận định: “Cái không khí hiện nay dường như là tóm những con cá lớn để chứng tỏ là Đảng quyết đối mặt với tham nhũng ». 
Theo ông thì vụ bắt Nguyễn Đức Kiên chủ yếu nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật thực sự quyền lực số một trong Đảng Cộng sản. « Các thành viên khác trong Đảng lo sợ ông Nguyễn Tấn Dũng nắm quá nhiều quyền hành, và cho rằng ông cần phải được đặt lại đúng chỗ ». 

Nhiều blog uy tín khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên đã cùng làm ăn với con gái của Thủ tướng. Ông Thayer nhấn mạnh : « Có rất nhiều tin đồn về đề tài này. Điều đó có thể cũng không liên quan gì đến vụ ông Kiên bị bắt (…) nhưng cũng đủ để gởi đi một thông điệp ».

AFP nói thêm, ngoài ra công chúng còn biết đến ông Nguyễn Đức Kiên với tư cách « ông bầu » của câu lạc bộ bóng đá Hà Nội. Năm ngoái, ông đã đả kích nạn tham nhũng trong ngành bóng đá, phản đối cách quản lý của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) trong việc tổ chức các giải chuyên nghiệp.
tags: Chính trị - Kinh tế - Ngân hàng - Pháp luật - Tài chính - Tham nhũng - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120821-vu-nguyen-duc-kien-bi-bat-dau-da-trong-noi-bo-dang 

PM Nguyen Tan Dung approves investment in five coastal economic zones


Prime Minister Nguyen Tan Dung has agreed on investing in five economic zones nationwide from 2013-2015.
Illustration photo
Illustration photo
The five zones are the Chu Lai-Dung Quat in the central provinces of Quang Nam and Quang Ngai, Dinh Vu-Cat Hai in the northern city of Hai Phong, the Nghi Son in the northern province of Thanh Hoa, the Vung Ang in the central province of Ha Tinh, and the Phu Quoc– An Nam Thoi clusters of islands in the southern province of Kien Giang.
Accordingly, the infrastructure construction of five zones will receive 65 percent of the total state funding for coastal economic zones in the 2013-2015 period.
Mr Dung also asked the Ministry of Planning and Investment to work closely with relevant ministries and agencies to implement the project.
Source VOV

Saturday, August 18, 2012

Dịch vụ mới: Thuê trực thăng đang “Đắt hàng”


Việc một gia đình ở Hà Tĩnh thuê trực thăng để đưa bệnh nhân ra Viện Quân y 108, Hà Nội cấp cứu đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Qua sự kiện này, nhiều người cũng biết tới một dịch vụ mới đang phát triển ở Việt Nam…
Thực tế, dịch vụ này đã xuất hiện ở Việt Nam từ vài năm nay, song một năm trở lại đây, dịch vụ thuê trực thăng mới bắt đầu thu hút khách. Sự kiện gây chú ý nhất cho các hãng du lịch Việt phải kể đến việc một một tỷ phú người Mỹ đã đặt 100.000 USD để thuê chiếc trực thăng EC155 B1 của Công ty lữ hành Vitours từ Đà Nẵng đi tham quan các di sản văn hóa, kiến trúc và thiên nhiên tại miền Trung như Huế, Phong Nha… vào năm ngoái.
Dịch vụ thuê trực thăng
trực thăng
Theo chị Tán Mỹ Hạnh, phòng điều hành, công ty lữ hành Vitours, đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê trực thăng phục vụ các nhu cầu du lịch, khảo sát, quay phim, chụp ảnh, y tế…, Vitours xin được giấy phép mở dịch vụ cho thuê cũng như du lịch bằng trực thăng vào tháng 12/2010, tới tháng 1/2011 thì công ty khai thác chuyến bay đầu tiên, xuất phát từ Sân bay Quốc tế Đà Nẵng đi tham quan một số danh lam thắng cảnh của tỉnh. Từ đó đến nay, dịch vụ này vẫn túc tắc đón khách, chủ yếu là nhu cầu tham quan du lịch hay các doanh nhân trong và ngoài nước đi khảo sát địa hình, dự án bất động sản từ trên cao. “Hiện trong 10 khách hàng của công ty thì có 1 người ở khách sạn 5 sao, trong 10 người ở khách sạn 5 sao thì có 1 người dùng dịch vụ bay trực thăng”, chị Hạnh nói.
Vitours hiện có hai chiếc trực thăng cho dịch vụ này. Một chiếc mang hiệu MI 17, 24 chỗ ngỗi, sản xuất tại Nga, giá thuê trực thăng loại này ở mức 4.800 USD/giờ, tương đương gần 100 triệu đồng. Nếu khách hàng có ý định quay phim, chụp ảnh thì chi phí sẽ cao hơn, dao động từ 5.700 đến 6.200 USD/giờ (114 triệu đến 124 triệu đồng). Chiếc trực thăng còn lại mang hiệu EC155, 12 chỗ ngồi, sản xuất tại Pháp. Chiếc trực thăng này có giá thuê cao gần gấp đôi chiếc MI 17, với 8.400 USD/giờ (168 triệu đồng). Nếu quay phim, chụp ảnh thì mức giá dao động trong khoảng 8.950 – 9.300 USD/giờ (179 triệu – 186 triệu đồng).
Đối với dịch vụ đi du lịch, đi khảo sát địa hình bằng trực thăng, khách hàng ngoài việc thuê nguyên chuyến thì có thể đi theo hình thức ghép đoàn, giá sẽ mềm hơn rất nhiều. Giá vé khác nhau tùy từng hành trình, song dao động từ 4,5 triệu đến 5,9 triệu cho các tour du hành trong cùng khu vực.
Đi du lịch bằng trực thăng mang tới cho du khách rất nhiều trải nghiệm thú vị. Có những chiếc trực thăng taxi hay còn gọi là air taxi có động cơ còn hơn một chiếc ô tô việt dã, nó có thể bay lơ lửng một chỗ trên không, bay thụt lùi, xoay tròn 360 độ tại chỗ, hoặc vừa bay tới vừa xoay đầu lại. Thậm chí, nó có thể sà hoặc đáp ngay xuống mặt biển lặng sóng.
Theo một đại diện của Công ty bay dịch vụ miền Bắc (trực thuộc công ty Trực thăng Việt Nam – Bộ Quốc phòng), tốc độ của trực thăng nếu phục vụ khách đi du lịch thì thường bay trung bình từ 100 đến 250 km/h, song nếu trong trường hợp khẩn cấp như đưa người bệnh đi cấp cứu thì vận tốc có thể tăng lên 350 – 500 km/h tùy loại. Trong những chuyên du lịch ngắm cảnh quan, núi non, trời biển, trực thăng có thể bay ở độ cao từ 150m đến 700m so với mặt nước biển. Một điều thuận lợi nữa khi khách hàng đi du lịch hay bênh nhân đi cấp cứu bằng trực thăng là nó có thể đáp ngay xuống những khu resort, khu vực có khuôn viên rộng khoảng 25m2 nếu không có cây cối xung quanh, hoặc trên các sân đậu trực thăng của các tòa cao ốc ở Hà Nội, chứ không nhất thiết phải cất cánh hay hạ cánh tại các sân bay.
Chính Công ty bay dịch vụ miền Bắc là đơn vị được người nhà chị Thảo ở Hà Tĩnh thuê máy bay trực thăng để đưa chị Thảo ra Hà Nội cấp cứu sau vụ tai nạn bị xe tải chở đá cán phải. Nếu lúc đó gia đình chọn ô tô để chở chị Thảo từ Hà Tĩnh ra Hà Nội cấp cứu thì phải mất tới 7 – 8 tiếng mới đến nơi, lại không an toàn. Trong khi đi trực thăng chỉ mất khoảng 1 tiếng.
Thực tế, dịch vụ bay trực thăng cấp cứu y tế xuất hiện ở Việt Nam cả chục năm nay, song trước đây khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp dầu khí hoạt động sản xuất kinh doanh trong địa hình đặc thù là các giàn khoan trên biển, nên ít người biết đến dịch vụ này. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người có điều kiện kinh tế sẵn sàng gọi trực thăng chuyển người nhà đi cấp cứu ở những bệnh viện tuyến trên.
Đại diện Công ty Trực thăng Miền Bắc cho biết thêm, doanh nghiệp đang khai thác 7 chiếc trực thăng chủ yếu sản xuất tại Nga và Pháp, mang các nhãn hiệu MI 17, MI 172, EC-155B1… Giá dịch vụ thuê nguyên chuyến dao động từ 4.500 đến 7.300 USD/h.
Còn tại Công ty Trực thăng Miền Nam (cũng là đon vị trực thuộc Công ty Trực thăng Việt Nam), giá bay dịch vụ thấp nhất là 3.650 USD/h. Với khách hàng đã ký hợp đồng từ trước, trực thăng sẽ đến sau 45 phút sau khi có cuộc gọi, hợp đồng thanh toán sau. Với khách lẻ, máy bay có thể đến chậm hơn do phải khảo sát địa hình điểm cất – hạ cánh, đồng thời khách phải đặt cọc 100% chi phí dự toán ban đầu dựa trên độ dài đường bay. Doanh nghiệp này hiện có 4 máy bay trực thăng có thể cung cấp dịch vụ du lịch, cấp cứu y tế, khảo sát địa hình, quay phim chụp ảnh…
Đa số công ty cung cấp dịch vụ bay trực thăng đều cho biết, các chuyến bay cấp cứu y tế chiếm tỷ trọng rất ít so với các nhu cầu khác như du lịch, khảo sát… “Song chính những chuyến bay này mới khiến người dân biết nhiều hơn tới dịch vụ thuê trực thăng tại Việt Nam, bởi năm nào cũng có một vài chuyến cấp cứu bằng trực thăng gây xôn xao dư luận. Chẳng hạn như trong đợt lũ lụt tại các vùng núi phía Bắc vài năm trước, khu du lịch Sapa bị chia cắt, một nhóm du khách tại Hà Nội đã hợp đồng với công ty trực thăng Miền Bắc “phái” nguyên một chiếc trực thăng đến đưa đại gia đình họ “thoát hiểm” khỏi vùng đất đang bị chia cắt. Hay hồi tháng 4 năm nay, một bé sinh non ở tuần thai 26 với cân nặng 1,2kg đã được gia đình thuê máy bay đưa từ Bệnh viện tỉnh Lai Châu về Hà Nội để cứu chữa…
Tuy nhiên, hiện đa số khách hàng thuê trực thăng cấp cứu là người nước ngoài, đi du lịch mạo hiểm, gặp tai nạn, không có cách nào khác phải dùng máy bay trực thăng để chuyển gấp về Hà Nội. Còn bệnh nhân là người Việt rất ít bởi chi phí đắt đỏ”, vị đại diện công ty trực thăng Miền Bắc nói.
Theo ĐV

Monday, August 13, 2012

Vietnam: Mother sets self on fire to protest daughter's arrest Read more: http://www.digitaljournal.com/article/330650#ixzz23Tmc2WUS

Vietnam: Mother sets self on fire to protest daughter's arrest


Hanoi - On July 30 Dang Thi Kim Lieng set herself on fire outside the Bac Lieu People's Committee building. She was protesting the trial of her daughter Ta Phong Tan for propaganda against the Vietnamese state. She died before she arrived at the hospital.
Ta Phong Tan, Lieng's daughter is one of three bloggers belonging to the website Free Journalists' Club. All three face trial for "distorting the truth, denigrating the party and state" and under the Vietnamese criminal code could face up to 20 years in prison if convicted.
In March this year Reporters Without Borders published a list of countries with the worst record of internet freedom. Topping (or bottoming perhaps) the list was the People's Republic of China but next on the list was Vietnam. Vietnam not only jails bloggers but also poets and novelists among others. As the appended video shows Vietnam even jails those with ties to their own revolutionary elite if they are too critical of the government.
Vietnam often fails to even follow their own laws. The court barred both family members and their families from the trial while both are allowed in criminal trials.
The three charged are Ta Phong Tan a former policewoman who blogged about police abuses, Phan Thanh Hai a law school graduate who has blogged about bauxite mining and Dieu Cay a human rights activist..
The most recent blogger jailed is Le Thanh Tung. His crime was propaganda against the state. He posted material on line calling for democracy and on behalf of a banned Freedom and Democracy Movement. He was given a five year sentence plus a further four years under house arrest. Tung called for pluralism and multi-party democracy in Vietnam as well as amendments to the Vietnamese constitution.
Earlier on Thursday blogger Dinh Dang Dinh a former teacher was sentenced to six years in prison on similar charges. Human Rights Watch said Vietnam showed an "intolerance for free speech." According to the group just this year 11 activists have been sentenced to long prison terms and at least 7 more are on trial. As with many other countries Vietnam still faces a long struggle just to obtain the right to free speech.


Read more: http://www.digitaljournal.com/article/330650#ixzz23TnfbdAb

Thursday, August 2, 2012

P.M. Nguyen Tan Dung: the most influential person of 2011

Vietnam’s Prime Minister Nguyen Tan Dung
The global public debt crisis in 2011 has caused deep concern for the global economy. Drought, flooding and diseases caused by global climate change, plus tensions in East Sea and new global conflicts confront the world economy with new challenges. In the face of all this, Prime Minister Nguyen Tan Dung has performed impressively thanks to his outstanding leadership, successfully steering the Vietnamese economy out of the economic crisis by making economic, fiscal and diplomatic decisions in a flexible and prompt manner in 2011. Consequently, Vietnam has been able to control inflation, maintain a high growth rate and ensure social security.

Offering an overall assessment of the 2011 economy, Korea’s international economic experts have stated that Vietnam has overcome economic stagnation. 

Now, stabilizing Vietnam’s macro economy in 2012 in parallel with economic restructuring is the official goal that the head of the government has circulated among international investors and donors.

At a meeting with CG donors, the prime minister achieved consensus and positive feedback from the donors in successfully implementing the fundamental content of Resolution 11 and taking decisive actions in directing the implementation of economic restructuring in 2011 ― a stepping stone in implementing the plans for 2012 ― a year full of challenges not only for Vietnam but also the global economy.

Vietnam’s GDP continues to grow at a steady rate: the GDP of the first quarter 2011 was 5.43 percent, the second quarter 5.67 percent and the third quarter 6.11 percent. The combined GDP over those nine months grew 5.76 percent and the annual growth rate is estimated to be 6 percent. 

Despite the global economy’s fluctuations, the realized FDI of Vietnam reached $2.54 billion, an increase of 1.6 percent from the previous year and there was an increase over the months: $420 million in January, $730 million in February, $1.81 billion in March, $2.4 billion in April and $3.6 billion in May.

Since the beginning of 2011, more than 20 nations and territories have carried out investment projects in Vietnam, with Singapore ranked first in total newly registered capital with a $1.08 billion increase and 46.74 percent of the total invested capital nationwide. Korea is ranked fourth with an increase of $193.29 million, equal to 8.15 percent of total invested capital in Vietnam. Japan is ranked fifth at $131 million, amounting to 5.5 percent.

According to a recent list compiled by Goldman Sachs, Vietnam ranks among a group of 11 nations (N-11) with the world’s fastest economic growth rates in 2011, opening new opportunities for investors and making the best international investment destinations in the years to come.

Based on a recent study by a group of senior professors and economic experts from the Korean government on the impact of the debt crisis and global climate change, as well as the skills of prime ministers in Southeast Asia, Vietnam was the country that best overcame the global economic crisis. Dung was ranked as the most influential prime minister in Asia in terms of successfully driving the economy and as the person who made the most determined decisions.

Vietnam targeted a 2011 economic growth rate of 5.8-6 percent while the objective for 2012 is 6 percent. Maintaining this growth rate will help Vietnam stabilize its macroeconomy, curb inflation and ensure social security. Dung has taken decisive action in a timely manner, but has not selected too high an economic growth rate for this period.

In parallel with economic stability, the prime minister has committed to effectively directing and taking proper economic restructuring solutions, focusing on investment reform, financial and banking system reform and improvement of corporate governance. Vietnam will equitize almost all state-owned enterprises with an ultimate goal of improving the effectiveness of production and operation.

Beside these macro-economic objectives, Vietnam continues to ensure social security and welfare for its people. The average income per capita among the Vietnamese people is currently $1,200, but the gap between the rich and the poor is still large. Dung has therefore instructed authorities to implement a strategy of ensuring stable and sustainable employment by improving English skills and providing vocational training to create more than 1.6 million jobs in 2012 and reduce the unemployment rate to less than 4 percent while concurrently reducing the number of poor households nationwide by 2 percent.

Dung has also decided to establish a task force to monitor and speed up the disbursement of funds and effective use of external aids, especially ODA.

In the eyes of international investors, he is highly regarded as always having formed initiatives and ideas to promote close links to the international community due to his firm determination and consistent polices. His firm promises allow investors to place their trust in investing in Vietnam. Dung has made significant contributions, taking Vietnam to a higher level of influence internationally. 

He is praised by the Vietnamese people for what he has done during his tenure. He always takes into consideration the valuable contributions of previous generations, he always respects and knows how to employ Vietnamese talents and support enterprises to stabilize business and production, while making policies that support industry and agriculture, as well as policies that support students and the poor. He is the symbol of the Vietnamese people’s spirit in firmly protecting the country’s sovereignty while respecting international law and maintaining good diplomatic relations with other nations. 

For what he has done for Vietnam, he deserves to be the person of 2011 ― the prime minister facing challenges and always proving most determined. He is loved by Vietnamese people and many international friends.

By Lee Min-ho, President of Kidmatic Co., Ltd